|
| Phẫu thuật điều trị các tật khúc xạ mắt bằng Laser Excimer | Ngày nay, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà đời sống chúng ta ngày càng được cải thiện, chất lượng được nâng cao. Và một công nghệ tiên tiến đã ra đời trong thế kỷ 20 là Laser với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Tiêu biểu là trong ngành y tế với nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị. Tuy ứng dụng Laser ở nước ta còn ít, đa số thiết bị còn phải nhập ngoại nhưng ta đã thu được nhiều thành tựu. Điển hình nhất là phẫu thuật bằng Laser Excimer trong điều trị tật khúc xạ của mắt.
1. Giới thiệu chung
2. Kỹ thuật Lasik
3. Chỉ định điều trị
4. Chống chỉ định điều trị
6. Sau phẫu thuật | Xem chi tiết>> |
|
| Ứng dụng Laser trong y học | Một trong hai đóng góp to lớn cho khoa học kỹ thuật của ngành vật lý trong thế kỷ 20 là laser. Năm 1960, chiếc laser đầu tiên ra đời do nhà bác học Maiman (Mỹ) chế tạo, và từ đó thành tựu này được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như đo đạc trong địa chất, khoan cắt, hàn kim loại trong cơ khí, điều khiển phản ứng nhiệt hạch,… Đó là nhờ ba đặc điểm cực kỳ quan trọng của laser : ánh sáng laser có độ đơn sắc lớn, độ kết hợp cao và định hướng tốt.
1. Giới thiệu
2. Đặc điểm của sự tương tác Laser với tổ chức sống
3. Ứng dụng laser trong y học tại Việt Nam
4. An toàn laser trong y học | Xem chi tiết>> |
|
| Ứng dụng Laser công suất cao trong nhãn khoa | Sử dụng laser điều trị một số bệnh của mắt đang được phát triển rất mạnh ở Việt Nam hiện nay. Laser công suất cao trong nhãn khoa (quang đông) có thể điều trị một số chứng như: phù hoàng điểm, điều trị tân mạch, màng tân mạch hắc mạc, các dị dạng mạch máu võng mạc, các khối u nội nhãn không phải u mạch máu, các vết rách võng mạc. Và đây là phương pháp hữu hiệu nhất để làm phục hồi thị lực cho những người bị tiểu đường, một bệnh cần hạn chế sử dụng phẫu thuật. | Xem chi tiết>> |
|
| Laser và các ứng dụng của Laser | Laser là tên của những chữ cái đầu của thuật ngữ bằng tiếng Anh “Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation ’’ (Sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ kích hoạt).
Laser là nguồn ánh sáng nhân tạo thu được nhờ sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ phát ra khi kích hoạt cao độ các phần tử của một môi trường vật chất tương ứng. Laser là ánh sáng có nhiều tính chất đặc biệt hơn hẳn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo khác và có những công dụng rất hữu ích có thể áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và đời sống, tạo nên cả một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau khi nó ra đời.
Sự ra đời cùa Laser bắt nguồn từ Thuyết Lượng tử do nhà bác học A. Einstein phát minh ra năm 1916. Đến năm 1954, các nhà bác học Anh, Mỹ đã đồng thời sáng chế ra máy phát tia laser ứng dụng vào thực tế. Các thử nghiệm laser trên người bắt đầu từ những năm 1960. Từ năm1964, đã bắt đầu ứng dụng laser trong các trị liệu về Da (chuyên khoa da liễu).
| Xem chi tiết>> |
|
| Chip laser làm rung động nền công nghiệp máy tính | Các nhà nghiên cứu vừa công bố họ đã phát minh ra chip silicon có thể sinh ra tia laser. Phát minh này sẽ khiến cho tia laser được ưa chuộng hơn với chip dây để gửi dữ liệu giữa các con chip điện tử. Công nghệ này sẽ loại bỏ đáng kể những “nút thắt cổ chai” trong thiết kế máy tính.
| Xem chi tiết>> |
|
| Chip laser làm rung động nền công nghiệp máy tính | Các nhà nghiên cứu vừa công bố họ đã phát minh ra chip silicon có thể sinh ra tia laser. Phát minh này sẽ khiến cho tia laser được ưa chuộng hơn với chip dây để gửi dữ liệu giữa các con chip điện tử. Công nghệ này sẽ loại bỏ đáng kể những “nút thắt cổ chai” trong thiết kế máy tính.
| Xem chi tiết>> |
|
| Sensor laser cho ngành công nghiệp luyện thép | Chiếc sensor hoạt động bằng laser này sẽ là giải pháp nâng cao hiệu suất của các lò sản xuất thép, đồng thời giảm đáng kể lượng khí thải thoát ra từ ống khói. Các kỹ sư Canada hy vọng, có thể nhờ đó tiết kiệm 20 triệu kWh điện/năm cho nước này.
| Xem chi tiết>> |
|
| Nhiệt luyện bằng Laser | Nhiệt luyện bằng tia laser (gọi tắt là nhiệt luyện laser) được dùng để làm tăng độ cứng bề mặt chi tiết máy. Độ cứng bề mặt tỷ lệ thuận với khả năng chống mài mòn và độ bền mỏi. Nguyên lý cơ bản để tăng độ cứng bề mặt là làm xuất hiện một lớp vật liệu chịu ứng suất nén ngay bên dưới bề mặt chỗ cần tăng cứng. Về cơ bản, nhiệt luyện laser giống như các phương pháp nhiệt luyện thông thường khác. Tuy nhiên, khi nhiệt luyện laser, chỉ có những bề mặt xác định được làm cứng, còn các vùng khác không bị ảnh hưởng. | Xem chi tiết>> |
|
| Nghiên cứu phát triển phương pháp làm khuôn nhanh trên cơ sở công nghệ ghép tấm | Tóm tắt
Tạo khuôn nhanh trên cơ sở tấm ghép là công nghệ sản xuất khuôn trực tiếp trên cơ sở gia công theo lớp của rapid prototyping (RP), được các nước công nghiệp tiến tiến như Anh, Đức, Mỹ... quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Phương pháp làm khuôn này giải quyết được các vấn đề: thời gian gia công nhanh, kích cỡ phôi lớn, hình dáng hình học phức tạp và đặc biệt kinh tế đối khuôn tạm thời dùng cho loạt sản xuất nhỏ. Đây là những vấn đề mà bất cứ nền công nghiệp nào cũng đều mong muốn có giải pháp thích hợp.
Nguyễn Thành Công, Nguyễn Mạnh Hà, Võ thị Ry
Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (Viện IMI)- eMail: imi@hn.vnn.vn | Xem chi tiết>> |
|
| Khảo sát hệ thống băng tải cấp phối liệu di động | Tóm tắt
Trong bài báo đề cập đến việc khảo sát bài toán điều khiển một hệ thống băng tải cấp phối liệu phục vụ công tác đổ bê tông đập bằng công nghệ bê tông RCC cho các công trình thuỷ điện, gồm một băng tải chính và một băng tải phụ được điều khiển để cấp phối liệu theo các địa chỉ yêu cầu nằm trên một đường xác định.
| Xem chi tiết>> |
|
| Bê tông hút ô nhiễm | Bê tông thường chẳng được liệt vào loại thân thiện với môi trường, nhưng công nghệ vượt trội mới có thể biến vật liệu xám xịt này thành màu xanh. | Xem chi tiết>> |
|
|
|
|