www.logaritvietnam.com
THIET BI CONG NGHIEP
THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
{ Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu}
Tin tức
Hỗ trợ trực tuyến
My status Tư vấn kỹ thuật
My status Phòng kinh doanh
Liên kết website
Tin mới đăng
Quảng cáo - Đối tác
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập 794.779
Tổng số Thành viên 0
Số người đang xem 8
Phẫu thuật điều trị các tật khúc xạ mắt bằng Laser Excimer

Đăng ngày: 27/06/2011 08:45
    Ngày nay, nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà đời sống chúng ta ngày càng được cải thiện, chất lượng được nâng cao. Và một công nghệ tiên tiến đã ra đời trong thế kỷ 20 là Laser với nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. Tiêu biểu là trong ngành y tế với nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị. Tuy ứng dụng Laser ở nước ta còn ít, đa số thiết bị còn phải nhập ngoại nhưng ta đã thu được nhiều thành tựu. Điển hình nhất là phẫu thuật bằng Laser Excimer trong điều trị tật khúc xạ của mắt. 1. Giới thiệu chung 2. Kỹ thuật Lasik 3. Chỉ định điều trị 4. Chống chỉ định điều trị 6. Sau phẫu thuật

1. Giới thiệu chung :

Các tật khúc xạ của mắt bao gồm cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị là nhìn hình ảnh ở xa thì bị mờ, còn hình ảnh ở gần vẫn rõ nét. Viễn thị là nhìn hình ảnh ở gần thì bị mờ, còn hình ảnh ở xa thì có thể vẫn rõ. Loạn thị là nhìn mọi vật đều bị mờ và hình ảnh bị biến dạng.

Nguyên nhân thường là do di truyền, môi trường làm việc không được đảm bảo, …. Triệu chứng thường dễ dàng thấy được như mỏi mắt, hình ảnh nhìn thấy bị nhoè, mờ, biến dạng.

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị tật khúc xạ của mắt là đeo kính, dùng kính sát tròng và phẫu thuật bằng Laser excimer.

+ Đeo kính : Nếu chúng ta bị cận thị thì đeo kính phân kỳ, viễn thị thì đeo kính hội tụ. Bằng việc dùng kính đúng và thích hợp thì có thể làm giảm sự tăng độ của mắt.

+ Dùng kính sát tròng (kính tiếp xúc ) : Kính sát tròng hình tròn, mỏng được đặt trước nhãn cầu. Có 2 loại kính sát tròng : cứng và mềm.

– Ưu điểm của 2 phương pháp trên là giá thành rẻ, dễ dàng sử dụng.

– Khuyết điểm là gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, độ thẩm mỹ không cao, không điều trị triệt để và có thể gây dị ứng…

+ Phương pháp phẫu thuật có nhiều ưu điểm như thời gian điều trị ngắn, dễ thực hiện, độ chính xác, an toàn cao …

2. Kỹ thuật Lasik : 

Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy laser excimer được tạo ra từ Argon Fluorine (ArF) có bước sóng 193 nm thích hợp cho việc phẫu thuật khúc xạ do có các đặc điểm sau như : khả năng xuyên mô xung quanh thấp, không gây đột biến gen, khả năng hấp thụ nước mạnh…Nên từ năm 1986, Laser Excimer đã được đưa vào sử dụng để điều trị các tật khúc xạ của mắt. Từ đó nhiều thế hệ máy và kỹ thuật phẫu thuật đã được ra đời ngày càng hiện đại, hoàn thiện.

Hiện nay có 3 phương pháp phẫu thuật chính :

+ PRK ( Photorefractive keratectomy ) : Đầu tiên cạo bỏ lớp biểu mô giác mạc (có thể tự tái tạo), sau đó chiếu tia laser trực tiếp lên giác mạc để phục hồi độ cong giác mạc tuỳ theo mức độ mỗi bệnh nhân, từ đó điều trị tật khúc xạ mắt.

+ LASEK ( Laser Epithelial Keratomileusis ) : Lớp biểu mô giác mạc được làm “mềm, lỏng “ ra rồi bóc 1 phần lên để chiếu laser lên giác mạc. Sau đó đậy lớp biểu mô lên, sẽ tự phục hồi như cũ.

+ LASIK ( Laser – Assisted In Situ Keratomileusis ) : Đầu tiên dùng dao cắt vi phẫu tạo vạt biểu mô mỏng hình tròn ở trung tâm giác mạc, sau đó được lật lên rồi chiếu chùm tia laser lên nhu mô giác mạc để làm bốc hơi 1 phần mô giác mạc nhờ đó phục hồi lại được độ cong giác mạc với mức độ phù hợp cho từng bệnh nhân. Cuối cùng bề mặt giác mạc được rửa sạch và vạt giác mạc được đậy lại.

Kỹ thuật Lasik là phẫu thuật tiên tiến, hiện đại, phổ biến nhất hiện nay vì có độ chính xác, an toàn, hiệu quả cao, kết quả ổn định. Thời gian phẫu thuật chỉ khoảng từ 7 – 10 phút, thời gian chiếu laser khoảng 30 – 40 giây

3. Chỉ định điều trị :

a. Laser Excimer có thể điều trị cho bệnh nhân :

+ Cận thị : –1D đến – 20D

+ Viễn thị : +1 đến +10D

+ Loạn thị : 1D đến 7 D

b. Tuổi bệnh nhân: Từ 18 tuổi trở lên

c. Tật khúc xạ ổn định (ít nhất trong 6 tháng gần đây không tăng số kính)

d. Bệnh nhân tự nguyện mổ Laser Excimer.

4. Chống chỉ định điều trị :

a. Đang có các bệnh cấp hoặc mãn tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, glôcôm, giác mạc hình nón…

b. Có các bệnh lí toàn thân như: Đái tháo đường, bệnh ác tính…

c. Đang có thai hoặc trong thời kì cho con bú.

d. Bệnh nhân không chấp nhận rủi ro có thể có trong phẫu thuật, hoặc có thể còn phải đeo kính sau phẫu thuật.

5. Kỹ thuật thực hiện :

a. Khám trước phẫu thuật : 

- Hỏi tiền sử.

- Đo kênh theo phương pháp chủ quan và khách quan; từ đó phát hiện loại tật khúc xạ; mức độ; khả năng điều chỉnh thị lực bằng kính, từ đó tiên lượng được thị lực sau mổ, tư vấn cho bệnh nhân.

- Đo địa đồ giác mạc (OPD Scan)

- Đo chiều dày giác mạc.

- Siêu âm A-B kiểm tra.

- Khám bằng sinh hiển vi, tìm những bất thường của mắt, đo nhãn áp.

- Đo quang sai của từng cá thể.

b. Thực hiện phẫu thuật :

- Các bước vô trùng: như nhỏ thuốc kháng sinh trước mổ, sát khuẩn tại chỗ bằng dung dịch Bethadin 5%.

- Đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế, hướng dẫn cụ thể để hợp tác.

- Gây tê tại chỗ bằng nhỏ Collyre Dicaine 1% 3 lần.

- Đặt vành mi.

- Dùng dao vi phẫu tự động làm vạt giác mạc có bản lề.

- Lật vạt giác mạc, thấm khô, sạch.

- Chiếu Laser trên nhu mô giác mạc theo chuẩn mực đã được tính toán về thời gian, phương pháp, liều lượng đo hệ thống phần mềm đã tự động tính toán dựa trên các thông số được khai báo. Máy có khả năng tự điều chỉnh để luôn luôn bắn chính xác vùng cần xử lý. Nếu khi lệch mắt, ngoài khả năng điều chỉnh, máy sẽ tự dừng nên rất an toàn. 

- Đặt lại vạt giác mạc, vuốt nhẹ cho đúng vị trí, đặt hoặc không đặt kính tiếp xúc để bảo vệ. 

- Nhỏ thuốc kháng sinh và kháng viêm không Corticoide 24 giờ đầu; sau đó có thể dùng Corticoide tại chỗ. 

- Tái khám sau mổ 1 ngày, 2 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 1 năm.


Hệ thống máy LASER EC – 5000 CXIII


Đo địa đồ giác mạc (OPD Scan)


Dụng cụ cắt vạc giác mạc


 

       

 

 

     

 

Thao tác làm vạt giác mạc

 

Chiếu tia laser điều chỉnh độ khúc xạ

6. Sau phẫu thuật :

– Không được dụi tay vào mắt, không được tự vén mi

– Tra thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ

– Đến khám lại theo hẹn:

+ Đối với phẫu thuật LASIK: Liên tục 2 ngày sau mổ

+ Đối với phẫu thuật PRK: 3 đến 5 ngày.

+ Sau đó cả 2 phẫu thuật LASIK và PRK đến khám lại 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.

– Khám lại ngay nếu thấy mắt có biểu hiện bất thường.


| Chia sẻ |
THẢO LUẬN  
Chưa có thảo luận nào
Ý KIẾN CỦA BẠN  
  Hãy đăng nhập để thảo luận
  Tin cùng loại cũ hơn
Ứng dụng Laser trong y học
Ứng dụng Laser công suất cao trong nhãn khoa
Laser và các ứng dụng của Laser
Chip laser làm rung động nền công nghiệp máy tính
Chip laser làm rung động nền công nghiệp máy tính
Sensor laser cho ngành công nghiệp luyện thép
Nhiệt luyện bằng Laser
Nghiên cứu phát triển phương pháp làm khuôn nhanh trên cơ sở công nghệ ghép tấm
Khảo sát hệ thống băng tải cấp phối liệu di động
Bê tông hút ô nhiễm